Call us: 0962051156
Call us: 0962051156
Đây là câu hỏi mà nhiều khách hàng mắc phải khi chưa hiểu rõ lợi ích và tác hại khi bỏ một số tiền lớn nhưng pháp nhân chủ phương tiện lại không phải chính bản thân mình đứng tên.
Hyundai Việt Hàn trải qua rất nhiều trường hợp cá nhân mua xe tải nhưng muốn chiếc xe đó đứng pháp nhân công ty để thuận tiện việc chở hàng hóa. Hoặc chưa hiểu rõ về lợi ích đi kèm rủi ro khi mua xe cá nhân đứng tên công ty. Nhiều trường hợp " dở khóc, dở cười " khi lợi ích thì chưa thấy đâu đã bị mất trắng tài sản.
Để giải đáp nên mua xe cá nhân đứng tên công ty không ? . Xin mời quý vị cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thể quyết định đúng đắn nhất.
Việc mua xe mới đứng tên công ty, điều mà rõ ràng nhất đó chính là lợi ích VAT. Tùy vào từng thời điểm nhà nước đưa ra số VAT có thể là 8% hoặc 10% trên tổng giá trị hóa đơn.
Ví dụ : " Anh/chị mua xe Tera 345SL giá trị 500 triệu. Tính theo VAT hóa đơn 10% tức là nếu mua đứng tên công ty sẽ được khấu trừ đầu vào 50 triệu "
Tuy nhiên, nhiều khách hàng cá nhân lại lầm tưởng sẽ được bên bán xe trừ số 50 triệu trên tổng giá trị hợp đồng. Đây là hiểu sai vấn đề. Điều này chỉ có lợi khi công ty đứng tên xe là công ty của người thân hoặc bạn bè sẽ chiết khấu lại cho người mua theo thỏa thuận hai bên mà không liên quan đến đơn vị bán.
Lưu ý : Mức chiết khấu thuế chỉ được tính toán bộ nếu giá trị chiếc xe chỉ từ 1.6 tỷ trở xuống. Tức là nếu quý vị có mua chiếc xe 3 tỷ đến 5 tỷ thì cũng chỉ được tính VAT 10% tương ứng 160 triệu.
Cũng giống như khi mua, xe tải đứng tên công ty khi vận hành hay bảo dưỡng đều có hóa đơn chứng từ sẽ được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều mà xe đứng tên cá nhân không được lợi ích từ đây.
Ngoài ra việc xe đứng tên công ty cũng dễ dàng lưu hành trên đường và như kinh nghiệm truyền tai giữa các " bác tài " là sẽ ít bị công an giao thông chú ý.
Trong một số trường hợp, khi sử dụng xe công ty mà gây ra tai nạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa cá nhân và công ty có sự khác nhau như sau:
Với cá nhân: Cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại “vô hạn”, nghĩa là phải dùng tài sản cá nhân để chi trả khoản bồi thường. Thậm chí, nếu cần thiết, cá nhân có thể phải bán xe để thanh toán.
Với công ty: Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, hoặc công ty cổ phần, công ty chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi số vốn đã góp. Vì vậy, doanh nghiệp không cần phải bán tài sản, bao gồm cả ô tô, để thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Đây là những điều mà ít khách hàng hiểu rõ nhất. Có thể nhìn lợi ích trước mắt nên phần rủi ro thì người mua bỏ qua có thể dẫn đến " mất xe " .
Nếu công ty kinh doanh thua lỗ và dẫn đến phá sản, các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp sẽ được liệt kê vào danh sách để thanh lý, nhằm thanh toán cho các chủ nợ hay ngân hàng.
Do đó, nếu xe thuộc sở hữu của công ty (đứng tên công ty), khi doanh nghiệp phá sản, chiếc xe sẽ được đưa vào danh sách tài sản thanh lý và có thể bị đấu giá để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ hoặc ngân hàng.
Khi cá nhân mua xe nhưng để công ty đứng tên, nếu người đó không may qua đời, thì dù có để lại di chúc hay không, người thừa kế cũng không được sở hữu chiếc xe.
Lúc này, vì xe thuộc quyền sở hữu của công ty, người thừa kế chỉ có thể nhận lại xe nếu doanh nghiệp đồng ý chuyển nhượng. Nếu công ty từ chối chuyển nhượng, việc này sẽ gây ra nhiều rắc rối và phức tạp.
Việc để công ty đứng tên xe của cá nhân có thể gây ra một số bất tiện, chẳng hạn như:
Phí đường bộ: Xe đứng tên công ty phải đóng phí đường bộ cao hơn so với xe cá nhân.
Thủ tục khi bán xe: Khi bán lại, doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều giấy tờ, bao gồm việc xuất hóa đơn GTGT. Đồng thời, công ty phải chịu 10% thuế GTGT tính theo giá trị khấu hao của xe.
Điều này có thể làm cho việc mua bán, chuyển nhượng trở nên phức tạp hơn và tốn kém hơn so với khi xe đứng tên cá nhân.
Mỗi một phương án mua xe cá nhân hay đứng tên công ty đều có lợi ích và rủi ro khác nhau.
Khi để công ty đứng tên xe của cá nhân, có thể phát sinh một số bất cập như sau:
Phí đường bộ: Xe đăng ký dưới tên công ty phải chịu mức phí đường bộ cao hơn so với xe đăng ký tên cá nhân.
Thủ tục bán lại xe: Khi cần bán xe, doanh nghiệp phải xử lý nhiều giấy tờ phức tạp, bao gồm việc xuất hóa đơn GTGT và chịu 10% thuế GTGT, tính theo giá trị khấu hao của xe.
Nói cách khác ngắn gọn, khi mua xe cá nhân đứng tên công ty không khác gì :" đưa tiền cho người khác cầm ". Bạn sẽ không thể thanh lý gấp nếu cần. Tuy nhiên, nếu công ty đó là của gia đình hay người thân thì những lợi ích trên lại phù hợp để bạn chọn lựa.
=> THAM KHẢO THÊM : Mua xe tải Hyundai trả góp là gì ?