Call us: 0962051156
Call us: 0962051156
Tham khảo xe tải chuyên vào phố cấm không lo giờ cấm : Xe tải Van Tera V6 tại đây
Nếu quý vị đang cần giấy phép phố cấm 24/7 tại Hà Nội. Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi ( hyundaiviethan.vn ) để được tư vấn và báo giá chi tiết thủ tục làm giấy phép xin vào thành phố trong giờ cao điểm. Hyundai Việt Hàn cam kết: "Nhận giấy và chạy thử, 3 ngày sau thanh toán. Nhận giấy trong 2 tiếng." Chúng tôi đảm bảo cung cấp giấy phép vào phố cấm Hà Nội uy tín nhất. Nếu không đúng như cam kết, Hyundai Việt Hàn sẽ chấp nhận bồi thường gấp 10 lần chi phí dịch vụ.
Trên thị trường có rất nhiều đơn vị nhận làm giấy phép phố cấm Hà Nội bằng nhiều hình thức như xe bưu chính hoặc thậm chí giấy phép phố cấm giả. Điều này rất nguy hiểm nếu chọn nhầm địa chỉ dịch vụ xin giấy vào phố cấm không uy tín. Để tìm hiểu rõ hơn và có thông tin chính xác nhất. Xin mời quý vị tìm hiểu dưới đây :
Để giảm ách tắc giao thông trong giờ cao điểm ở Hà Nội và bảo vệ môi trường không khí. Quy định về cấm ô tô theo tải trọng được quy định tại các tuyến phố vành đai và nội thành. Chính vì vậy, để không bị ảnh hưởng đến việc kinh doanh vận tải hàng hóa chuỗi cung ứng. Việc làm giấy phép vào phố cấm là điều vô cùng cần thiết cho mỗi hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Phố cấm là những tuyến đường trong khu vực nội thành Hà Nội mà các xe tải không được di chuyển theo quy định. Định nghĩa này được chia ra tuyến phố cấm xe tải và tuyến đường hạn chế xe tải hoạt động theo giờ.
Theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013 bởi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, phố cấm là những tuyến đường trong nội thành mà các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe tải, chỉ được phép di chuyển trong khoảng thời gian cụ thể và phải có giấy phép vào phố cấm. Các tuyến phố này không chỉ được đánh dấu bằng biển báo mà còn được liệt kê phía sau giấy phép phố cấm, giúp các chủ phương tiện nắm rõ quy định và thực hiện đúng luật.
Theo quy định, các chủ phương tiện cần xin giấy phép nếu muốn đi vào các tuyến phố cấm xe tải tại Hà Nội, để tránh bị xử phạt bởi cơ quan chức năng. Trong trường hợp các phương tiện di chuyển từ tỉnh lên thành phố Hà Nội và bị công an giao thông phạt vì không có giấy phép vào phố cấm, mức phạt sẽ áp dụng như sau:
Hành vi điều khiển xe đi vào đường cấm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, theo quy định tại Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, hành vi vi phạm thuộc các điểm như đ khoản 2, h và i khoản 3, khoản 4, a, b, d, đ, g, h, i khoản 5 sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Cơ sở 1: Số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Phục vụ các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ.
Cơ sở 2: Số 1234 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
- Phục vụ các quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì.
Cơ sở 3: Số 2 Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội
- Phục vụ các quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Cơ sở 4: Số 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội
- Phục vụ các quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Cơ sở 5: Số 5 Ngọc Hồi, Hoàng Mai, Hà Nội
- Phục vụ các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
Để xin cấp giấy phép vào phố cấm tại Hà Nội một cách nhanh chóng và tránh mất thời gian chờ đợi, bổ sung giấy tờ, chủ phương tiện cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
Đơn đề nghị xin cấp giấy phép:
Với xe tư nhân: Đơn theo mẫu niêm yết công khai.
Với doanh nghiệp, cơ quan: Công văn đề nghị cấp giấy phép và giấy giới thiệu ủy quyền cho người đi làm thủ tục.
Chứng minh nhân dân:
Bản sao và bản chính của chủ phương tiện hoặc người đại diện làm thủ tục đối với doanh nghiệp.
Đăng ký xe và sổ đăng kiểm của xe.
Giấy phép kinh doanh vận tải.
Lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển, hóa đơn trả hàng (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ này, chủ phương tiện hoặc người ủy quyền sẽ mang hồ sơ đến phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội tại một trong các địa chỉ đã nêu. Tại đây, phòng Cảnh sát Giao thông sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính xác thực và đầy đủ của các giấy tờ. Nếu cần bổ sung thông tin, phòng Cảnh sát Giao thông sẽ thông báo cho chủ phương tiện để hoàn thiện hồ sơ trước khi tiến hành cấp giấy phép.
Kết quả cấp giấy phép vào phố cấm sẽ được trả trong vòng từ 03 đến 07 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ. Giấy phép sẽ được cấp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày lễ, Tết). Đối với các trường hợp cần cấp trong thời gian tối đa ba ngày, Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt các Đội CSGT sẽ cấp giấy phép vào phố 24/24h các ngày trong tuần.
Mỗi giấy phép vào phố cấm Hà Nội có hiệu lực trong thời gian 3 tháng. Sau khi giấy phép hết hạn, các chủ phương tiện nếu vẫn cần hoạt động vận tải trong các khu vực, tuyến đường phố cấm sẽ phải làm đơn xin cấp lại. Thủ tục cấp lại giấy phép vẫn như đã hướng dẫn, bao gồm chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết và nộp hồ sơ tại phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội.
Trong các khung giờ không bị hạn chế, xe tải được phép hoạt động và lưu thông bình thường trong thành phố. Cụ thể, xe tải có tổng tải trọng từ trên 1.25 tấn đến dưới 10 tấn bị cấm hoạt động từ 6h00 sáng đến 21h00 tối cùng ngày.
Hà Nội, là trung tâm hành chính của cả nước, áp dụng quy định nghiêm ngặt về giấy phép vào phố cấm. Các tuyến phố cấm xe tải được chia thành 3 loại:
Loại 1: Cấm xe tải cả ngày và đêm tại các tuyến phố trung tâm như Lương Văn Can, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo, và khu vực cổng thành Thành Đô.
Loại 2: Cấm xe tải từ 6h đến 21h tại các tuyến phố như Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh, và Trần Phú.
Loại 3: Cấm xe tải từ 6h đến 10h và từ 16h đến 21h tại các tuyến phố như Giải Phóng, Tam Trinh, và Pháp Vân.
Chi tiết tuyến đường chính tại Hà Nội cấm xe tải vào nội thành Hà Nội
Địa điểm | Hạn chế |
---|---|
Cát Linh | Cấm chiều từ Khách sạn Horizon ra Văn Miếu |
Hoàng Ngọc Phách | Cấm chiều từ Nguyên Hồng ra Láng Hạ |
Hàng Đậu | Cấm chiều từ Trần Quang Khải vào |
Trung Liệt | Cấm chiều từ Đặng Tiến Đông ra Thái Hà |
Thuỵ Khuê | Cấm chiều từ ngã ba Bưởi ra đường Thanh Niên |
Hoàng Hoa Thám | Cấm một chiều từ Phan Đình Phùng ra Lạc Long Quân |
Hùng Vương | Cấm đoạn đi qua Lăng Bác |
Trương Định | Cấm chiều từ ngã tư Chợ Mơ đi Giải Phóng |
Thuốc Bắc | Cấm một chiều từ Hàng Mã ra Hàng Thiếc |
Vũ Ngọc Phan | Cấm rẽ trái từ Láng Hạ vào |
Nguyễn Thượng Hiền | Cấm từ ngã ba Trần Bình Trọng đến ngã tư Khâm Thiên – Lê Duẩn |
Thanh Nhàn | Cấm từ cầu Lạc Trung – Bạch Mai |
Đội Cấn | Cấm một chiều đi từ phía Lăng Bác |
Nguyễn Công Trứ | Cấm từ Tăng Bạt Hổ đến Phố Huế |
Đại La | Cấm chiều từ Phố Vọng đến Bạch Mai |
Hà Trung – Ngõ Trạm | Cấm chiều từ Chợ Hàng Da đến Phùng Hưng |
Nguyễn Huy Tự | Cấm chiều từ Yersin |
Nguyễn Tuân | Cấm đoạn từ Láng Hạ sang Nguyễn Trãi |
Lê Quý Đôn | Cấm chiều ngược lại từ Trần Khánh Dư vào |
Trung Liệt | Cấm từ Thái Thịnh ra Thái Hà |
Lê Đại Hành | Cấm một chiều ô tô đoạn đâm ra Đại Cồ Việt |
Thụy Khuê | Cấm chiều từ Bưởi về Hồ Tây |
Các loại xe tải được hoạt động trong giờ cấm ở Hà Nội
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, một số loại xe tải đặc biệt được phép hoạt động trong giờ cấm tải bao gồm:
- Xe tải thuộc các lực lượng quân đội, công an, phòng cháy chữa cháy, và thanh tra giao thông khi đang thực hiện nhiệm vụ.
- Xe tải xitec cấp nước sinh hoạt, xe chuyên dụng khắc phục sự cố điện nước, và cây đổ do mưa bão.
- Xe tải chuyên dụng để tưới cây, rửa đường, quét bụi, cắt cây, và hút bùn.
- Xe tải thu gom và vận chuyển rác thải.
- Xe tải vận chuyển thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, báo chí; cũng như xe chở tiền, vàng bạc, và ngoại tệ.
Tham khảo thêm bài viết : Xe bán tải có bị cấm giờ vào Hà Nội không ?